1. Cây thủy sinh tiền cảnh: trồng khu vực phía trước hồ:
- Cỏ thìa: loại cây nhảy cây con khá nhanh, bộ rễ của nó ăn sâu xuống nền nên cần chú ý khi nhổ cây để tránh động nền.- Ngưu mao chiên: thường gặp trong bố cục Iwagumi, một loại cây thủy sinh rất phổ biến, cần tỉa cây thường xuyên để loại bỏ cây già bị vàng đi và kích thích nhảy cây con nhanh, có trong hầu hết các hồ dự thi ở các giải đấu lớn.
- Trân châu nhật: một loại cây cũng khá phổ biến trong bố cục Iwagumi, môi trường phù hợp sẽ tạo nên một thảm cây xanh mướt.
- Rau thơm: hay trồng thành bụi để nhấn hay che khuyết điểm chân đá, hốc cây.
2. Cây thủy sinh trung cảnh và hậu cảnh: trồng khu vực giữa và phía sau hồ:
- Cây thủy sinh la hán xanh, đỏ: một loại cây phổ biến và dễ trồng.- Cây thủy sinh Sunset: Cây thủy sinh này thuộc loại dễ nhưng cần thêm sáng để ngọn cây lên màu đỏ đúng với cái tên của nó.
- Cây hẹ nước: loại cây dễ trồng, hay được bố trí ở 1 hay 2 góc phía sau hồ, cây sẽ ngã theo chiều nước chảy tạo hiệu ứng đẹp mắt.
- Cây cỏ nhật: một loại cây dạng bụi khá đẹp được nhiều người chơi thủy sinh yêu thích.
- Cây thủy sinh vảy ốc xanh, đỏ, cam...: họ rotala rất phổ biến trong các hồ thủy sinh, việc cắt tỉa thường xuyên sẽ giúp cây phát triển rát nhanh và không bị rụng lá phần thân.
- Trân châu lá tròn: loại cây dễ trồng hay được bối trí ở trung cảnh.
- Trân châu cao: loại cây thủy sinh dễ trồng, cắt tỉa thường sẽ tạo thành bụi dày. với điều kiện ánh sáng mạnh cây sẽ có xu hướng bò sát nền nên có khi vẫn được trồng ở tiền cảnh.
- Cây thủy sinh thủy cúc: một loại cây thủy sinh dễ trồng và hút dinh dưỡng rất mạnh, loại cây này hay được trồng thời gian đầu ở các bể mới setup dư dinh dưỡng để giảm bớt việc dư thừa dinh dưỡng dễ sinh rêu tảo hại.
Bài viết trích từ web http://saigonaqua.com theo link http://saigonaqua.com/2014/04/cac-loai-cay-pho-bien.html