Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

CÁCH LÀM HỒ THỦY SINH ĐƠN GIẢN - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Bài viết hướng dẫn cách làm hồ cá thủy sinh đơn giản với đất nền công nghiệp:

Nền được rải phía sau cao hơn phía trước, có độ dốc từ trước ra sau nhằm tạo hiệu ứng tăng chiều sâu cho bố cục.
  cách làm hồ cá thủy sinh

Nhánh lũa chính được bố trí đúng vào điểm vàng của hồ nhằm tạo điểm nhấn. cách làm hồ cá thủy sinh 2

Bổ sung thêm 1 nhánh lũa nhỏ hơn nhằm tạo sự đối lập. cách làm hồ cá thủy sinh 3

Bố cục hoàn tất gồm 2 nhánh lũa tạo điểm nhấn vào điểm vàng của hồ. Trang trí thêm ít đá che chân lũa. cách làm hồ cá thủy sinh 4 Hoàn tất cách làm hồ cá thủy sinh. Một số phụ kiện thủy sinh các bạn có thể tham khảo tại đây: http://shop.saigonaqua.com/
Bài viết được trích từ link: http://saigonaqua.com/2014/05/cach-lam-ho-thuy-sinh-don-gian.html 

Cách làm hồ cá thủy sinh đơn giản - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Bài viết hướng dẫn cách làm hồ cá thủy sinh đơn giản với đất nền công nghiệp:

Nền được rải phía sau cao hơn phía trước, có độ dốc từ trước ra sau nhằm tạo hiệu ứng tăng chiều sâu cho bố cục. cách làm hồ cá thủy sinh Nhánh lũa chính được bố trí đúng vào điểm vàng của hồ nhằm tạo điểm nhấn. cách làm hồ cá thủy sinh 2 Bổ sung thêm 1 nhánh lũa nhỏ hơn nhằm tạo sự đối lập. cách làm hồ cá thủy sinh 3 Bố cục hoàn tất gồm 2 nhánh lũa tạo điểm nhấn vào điểm vàng của hồ. Trang trí thêm ít đá che chân lũa. cách làm hồ cá thủy sinh 4 Hoàn tất cách làm hồ cá thủy sinh. Một số phụ kiện thủy sinh các bạn có thể tham khảo tại đây: http://shop.saigonaqua.com/
Bài viết được trích từ link: http://saigonaqua.com/2014/05/cach-lam-ho-thuy-sinh-don-gian.html 

CÁCH LÀM HỒ THỦY SINH MINI - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Bài viết hướng dẫn cách làm hồ thủy sinh mini, các bước thực hiện được giới thiệu một cách đơn giản và dễ hiểu qua hình ảnh và video.

Thành phần phần cứng và nguyên liệu, phụ kiện:

1. Hồ  - ADA Cube Garden Mini M: 36 x 22 x 26cm 2. Đèn thủy sinh - ADA Solar Mini M 3. CO2 - ADA CO2 Advanced System Black, ADA Drop Checker 4. Đất nền thủy sinh:
  • ADA Aquasoil Amazonia
  • ADA Aquasoil Amazonia Powder
  • ADA Power Sand Special S
5. Phụ gia nền:
  • ADA Tourmaline BC
  • ADA Clear Super
  • ADA Bacter 100
  • ADA Penac P
  • ADA Penac W
6. Đá:  ADA Sado-Akadama Stone 7. Cây thủy sinh:
  • Micranthemum 'Monte Carlo'
  • Utricularia Graminifolia
  • Microsorum mini/petite
  • Microsorum pteropus 'Trident'
  • Anubias minima
  • Monosolenium tenerum

Các bước thực hiện cách làm hồ thủy sinh mini:


1. Chuẩn bị hồ:
  cách làm hồ thủy sinh mini
 2. Đổ Power sand vào: đây là phần đất nền cung cấp dinh dưỡng chính và lâu dài. cách làm hồ thủy sinh mini (1)
 3. Dùng cây san nền  điều chỉnh lại Power sand cao về phía sau để tạo chiều sâu cho bố cục: cách làm hồ thủy sinh mini (2)
4. Cho thêm các phụ gia nền, ko có cũng được, nếu có hồ sẽ mau ổn định, rễ cây phát triển nhanh, bám nền nhanh, và cây phát triển tốt hơn... cách làm hồ thủy sinh mini (3)   5. Đổ lớp nền chính Amazonia, là phân nền để làm giá thể cho rễ cây và cung cấp dinh dưỡng.cách làm hồ thủy sinh mini (6)
 6. Sắp xếp bố cục: bắt đầu bằng hòn đá chính ngay điểm vàng của hồ: cách làm hồ thủy sinh mini (8)
 7. Tiếp theo là các đá phụ để tô điểm cho đá chính và tạo sự  cân bằng trong bố cục: cách làm hồ thủy sinh mini (9)
8. Bổ sung thêm phân nền phía sau để tạo độ sâu cho bố cục và che chân đá, giúp đá tự nhiên hơn: cách làm hồ thủy sinh mini (10)
 9. Bổ sung nền cả ở những vị trí khác để hoàn tất bố cục theo ý tưởng: cách làm hồ thủy sinh mini (11)
 10. Cho nước vào hồ, đổ nước nhẹ nhàng tránh làm xáo trộn bố cục: cách làm hồ thủy sinh mini (12)
 11. Tiến hành trồng cây, khu vực tiền cảnh trồng trước, dùng nhíp dài trồng cây: cách làm hồ thủy sinh mini (18)
12. Tiếp đến là trồng cây các khu vực khác:cách làm hồ thủy sinh mini (14)
 13. Trồng cây khu vực hậu cảnh: cách làm hồ thủy sinh mini (19)
 14. Mở đènlọc, hoàn tất: cách làm hồ thủy sinh mini (21)
 Hồ sau thời gian 9 tháng, bố cục đã hoàn thiện: cách làm hồ thủy sinh mini (16) cách làm hồ thủy sinh mini (24) cách làm hồ thủy sinh mini (23) cách làm hồ thủy sinh mini 22
 Như vậy ta đã hoàn thành các bước trong cách làm hồ thủy sinh mini. Không có gì khó đúng ko các bạn.

Video cách làm hồ thủy sinh mini:

http://www.youtube.com/watch?v=Uv0x42x-r7Y

Bài viết tham khảo tư liệu từ  web http://saigonaqua.com theo link http://saigonaqua.com/2014/05/cach-lam-ho-thuy-sinh-mini.html ‎

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

CÁC LOẠI BÓNG ĐÈN THỦY SINH - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Đèn thủy sinh là một thiết bị rất quan trọng trong các phụ kiện của hồ thủy sinh do đó trong bài viết này tôi sẽ đưa ra một số thông tin và đánh giá về các chủng loại đèn thủy sinh và các nhãn hiệu thông dụng hay được sử dụng phổ biến trong thị trường nước ta hiện nay. Bài viết có tham khảo đánh giá của những thành viên chơi thủy sinh lâu năm và ý kiến chủ quan của tôi xuất phát từ những trải nghiệm thực tế.

1- Đèn huỳnh quang T8:

- Loại đèn xuất hiện thời gian đầu, khá phổ biến trong giới chơi thủy sinh. Thương hiệu phổ biến: Jebo, Osram, JBL... * Bóng đèn T8 JEBO:
  • Ưu điểm : khá phổ biến , dễ mua tại hầu hết các tiệm phụ kiện thuỷ sinh. Nhiều kích thước 30-45-60-75-90-120 cm ,nên phù hợp cho nhiều kích cỡ hồ. Giá tương đối rẻ ,khoảng 50-80k/bóng.
  • Nhược điểm : Chất lượng ,tuổi thọ thuộc loại kém nhất ,mau đen đầu nhất.
đèn thủy sinh jebo_t8__10000k
* Bóng đèn T8 của 1 số hãng chuyên sản xuất đèn dân dụng: Osram, philips, Rạng Đông, Điện Quang ( loại chuyên dùng ) :
  • Ưu điểm : Giá rẻ 10-15k/ bóng, trừ bóng Osram Đức khoản 70k-80k/bóng, tuổi thọ đèn khá tốt.
  • Nhược điểm : chất lượng ánh sáng chỉ ở mức tạm chấp nhận vì nhiều thông số ko phù hợp trồng cây thủy sinh. Kích thước theo máng dân dụng nên ít lựa chọn chỉ có ở chiều dài 60-90-120cm. đèn thủy sinh t8_osram
* Bóng đèn thủy sinh chuyên dụng T8: hiệu  JBL, Aquazonic....: vì là hàng ngoại nên giá khá cao nhưng bóng chuyên dụng cho hồ thủy sinh nên bền và cây lên màu đẹp.
đèn thủy sinh aquazonic-t8 aquazonic-t8[/caption]

2- Đèn huỳnh quang T5 và đèn thủy sinh T5HO:

Xuất hiện khoản 2-3 năm gần đây, các loại đèn T5 dần phổ biến và khá thịnh hành ,với ưu điểm đường kính nhỏ gọn, ballast gắn trong máng đèn luôn, hiệu suất sử dụng điện tốt hơn so với T8. Hầu hết các nhãn hiệu đèn gia dụng có bóng loại T5: hiệu Osram, Phillip... : chất lượng ánh sáng dùng cho cây thuỷ sinh ở mức chấp nhận được, phù hợp với các loại cây cắt cắm hơn. Đối với loại T5HO chuyên dụng cho hồ thủy sinh, hiện nay bao gồm các nhãn hiệu Aquazonic, Odyssea, JBL...  chất lượng ánh sáng khá tốt, cường độ ánh sáng mạnh, tùy vào nhiệt độ màu của bóng mà dùng cho cây cắt cắm hay dương xỉ, rêu, ráy, thường thì 10000K dành cho hồ rêu, dương xỉ, 6500K cho hồ cắt cắm để cây màu đỏ lên màu rực rỡ, độ bền tùy vào thương hiệu.
  • Ưu điểm: sử dụng điện năng hiệu quả hơn T8, công suất cao hơn.
  • Nhược điểm: giá thành còn hơi cao so với đèn T8 và hàng đôi khi khan hiếm. Balast ko bán lẻ nên khó thay thế khi hư hỏng.
t5ho odyssea_thuy sinh sigon aqua

 3. Đèn compact 2-3U, đèn 1U đuôi PL 2pin -4pin:

Thích hợp cho hồ nhỏ, nano.
Một số thương hiệu dân dụng như: Philips, Rạng Đông, Điện Quang, Osram... cũng hay được sử dụng nhưng những loại bóng này tỏa nhiệt rất nhiều làm tăng nhiệt độ nước khi chiếu sáng và chất lượng ánh sáng chỉ ở mức tạm chấp nhận. Nên mua bóng có nhiệt độ màu từ 6500K trở lên. Thương hiệu đèn thủy sinh chuyên dụng phổ biến: Aquazonic, Aquajapan, Odyssea.
  • Ưu điểm: phù hợp trồng dương xỉ, rêu ráy, cây cần cường độ ánh sáng ít.
  • Nhược điểm: Ánh sáng không đủ mạnh cho cây cắt cắm. Khá hiếm và hay hết hàng. Ballast ko bán lẻ nên khó thay thế khi hư hỏng.
đèn thủy sinh aquajapan Aquajapan[/caption]

 4. Đèn Led:

Gồm led chuyên dụng và led dân dụng chiếu sáng. Led chuyên dụng thì giá khá cao nhưng tiết kiệm điện và máng nhỏ gọn, thiết kế mỏng, đẹp. Nhãn hiệu phổ biến: GEX, 1 số nhãn hàng TQ. Thời gian gần đây có 1 số bạn vì muốn tiết kiệm chi phí đua nhau chế led dân dụng chiếu sáng (5630, 5050, 7020...) để thay thế đèn thủy sinh, thật sự chi phí có giảm nhưng độ bền  ko đảm bảo và chất lượng ánh sáng ko phù hợp lắm, chỉ ở tạm chấp nhận với cây màu xanh, phát sinh nhiều rêu hại đặc biệt là tảo nâu. LED 5630_saigon aqua
Ngoài ra còn có bóng Metal công suất cao thường thấy ở các hồ của ADA nhưng còn hiếm ở Việt Nam vì công suất tiêu thụ điện của nó khá cao nên không phù hợp điều kiện nước ta.
Qua 1 số thông tin ở trên, mong rằng mọi người sẽ tìm được loại đèn phù hợp cho bản thân. Mọi người có thể đóng góp thêm ý kiến cũng như kinh nghiệm của bản thân để cùng nhau tham khảo nhé.
Về các thông số cơ bản của đèn thủy sinh tôi có một bài viết ở đây nhằm giúp mọi người hiểu rõ thêm.
Các loại bóng đèn thủy sinh các bạn có thể tham khảo thêm tại: http://shop.saigonaqua.com theo link: http://saigonaqua.com/2014/04/bong-den-thuy-sinh.html
Author: Denis Phuong

Lọc thủy sinh - Của hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Lời mở đầu:

Lọc thủy sinh là một phụ kiện không thể thiếu để tạo nên một hồ thủy sinh đẹp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức về hệ thống lọc dùng cho hồ thủy sinh. Một hệ thống lọc đúng tiêu chuẩn là rất cần thiết cho các hồ thuỷ sinh, vì ngoài các loại cây thuỷ sinh được trồng và nuôi dưỡng còn có cả các loài cá, tép sống chung trong đó. Việc cho cá ăn là điều cần thiết và bắt buộc, nhưng hệ quả là các tạp chất tồn lại, thức ăn dư thừa, chất thải của cá tép, các hợp chất hữu cơ là nguồn gốc phát sinh ra các loại khí độc và amoniac, phosphate gây hại cho cá tép và cây trồng trong hồ thuỷ sinh. Khi các hợp chất và tạp chất hữu cơ tích luỹ cùng với các nguồn dinh dưỡng gia tăng trong nước, thì vi sinh vật có hại và cả có lợi cũng như rong rêu hại sẽ phát triển . Khi điều này xảy ra, chất lượng của nước sẽ xuống cấp rất nhanh, hồ rất dơ bẩn . Các loại vi sinh vật có lợi sẽ có khả năng phân huỷ một số tạp chất, độc tố trong nước và làm cho môi trường nước tốt hơn và nước trong hơn. Các loại vi sinh vật này luôn có trong bất kỳ một môi trường sinh thái thu nhỏ và khép kín, chúng hiện diện khắp mọi nơi, nhưng để nuôi dưỡng và phát triển hệ vi sinh vật có lợi này chúng ta bắt buộc phải cần một hệ thống lọc sinh học thật hữu hiệu để có thể thanh tẩy đi các độc tố và tạp chất trong nước .
lọc thủy sinh

Hệ thống lọc thủy sinh và dòng chảy của nước:

Hê thống lọc trong hồ thuỷ sinh có 2 nhiệm vụ chủ yếu : 1. Lọc nước qua các vật liệu lọc, nơi mà các vi sinh có lợi tồn tại và phát triển . 2. Tạo nên dòng chảy trong hồ thuỷ sinh. Kết hợp 2 yếu tố quan trọng này một cách hiệu quả nhất và đem lại tác dụng cao nhất cho hồ thủy sinh. Việc sử dụng một bộ lọc thích hợp sẽ tạo nên hồ thuỷ sinh tuyệt đẹp và duy trì trong thời gian dài.
lọc thủy sinh 2

Điều kiện bắt buộc của 1 hệ thống lọc thủy sinh:

Hồ thuỷ sinh, chính là một môi trường sinh thái nhân tạo, nó được tạo dựng và duy trì sự cân bằng là do sự phối hợp của nhiều yếu tố như phân nền, hệ thống lọc, ánh sáng, các loại cá và dòng chảy của nước. Sự hoạt động hữu hiệu của các loại vi sinh vật có lợi là vô cùng quan trọng cho hệ thống lọc thủy sinh. Để có một hệ thống lọc thủy sinh hoàn hảo, thì hệ thống lọc sinh học cần phải được bổ sung các loại vật liệu lọc tốt có khả năng nuôi dưỡng và phát triển các loại vi sinh có lợi.
Tuy nhiên, một hệ thống  lọc thủy sinh tốt thì phải không ảnh hưởng đế các yếu tố quan trọng khác trong hồ thủy sinh. Đầu tiên là hệ thống lọc không được che ánh sáng đèn. Ngoài ra còn 1 số yếu tố sau:
  • Giảm thiểu phân rã của phân nền vào nước. Thế nên hệ thống lọc đáy sẽ không thích hợp cho hồ thuỷ sinh.
  • Giảm tối đa sự thất thoát của khí CO2 trên mặt thoáng sau khi nước được bơm vào hồ.
Một hệ thống lọc ngoài có tên gọi là canister filter đáp ứng được tất cả các điều kiện mà tôi vừa đề cập, vì thế nên được xử dụng. Hệ thống lọc  caniter filter có đủ không gian để chứa các loại vật liệu lọc cần thiết và hoàn toàn là một chu trình lọc khép kín, không phân tán khí CO2. Nước được bơm đẩy và tuần hoàn qua hai ống vào và ống ra, lọc ko để trong hồ nên ánh sáng từ hệ thống đèn sẽ không bị che khuất.
lọc thủy sinh 3

Dòng chảy của nước trong hồ thủy sinh:

Một đặc tính quan trọng của các loại lọc ngoài như canister filter là tạo được dòng chảy vừa đủ trong hồ thuỷ sinh. Điều mà ta cần quan tâm là sử dụng đúng các loại vật liệu lọc và khả năng bơm của máy bơm phù hợp với kích thước của hồ thuỷ sinh. Ống dẫn nước ra của hệ thống lọc ngoài được dùng để tạo nên dòng chảy trong hồ. Nếu nước được bơm vào quá mạnh có khả năng làm sói nền và bật rễ các loại cây thuỷ sinh trong hồ .
Trong hồ thuỷ sinh, các loại máy bơm có công suất phù hợp rất quan trọng và hình dạng của ống dẩn nước vào bể cũng quan trọng không kém, vì chính nó sẻ giúp tạo nên dòng chảy thích hợp cho bố cục của bể thuỷ sinh. Thí dụ, các ống dẫn mà cá nhân tôi sử dụng là loại ống có phần đầu to hơn hay bè ra  hoặc ống nhiều tia nhỏ sẽ làm dòng nước chảy nhẹ đi.
lọc thủy sinh 4
Vị trí của ống dẫn nước vào và hướng của dòng chảy trong hồ sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào bố cục (layout) của hồ thuỷ sinh. Trong hồ thuỷ sinh, việc trồng phía trước, giữa và sau tuỳ theo chiều cao thấp của cây thuỷ sinh. Ống dẫn nước vào sẽ được đặt hướng về các loại cây tầng thấp ở phía trước của bể, chúng sẽ không bị ảnh hưởng của dòng nước là bao. Dòng nước khi va chạm với thành kiếng phía trước của bể, lực chảy sẽ giảm đi nhiều và lan toả ra phía sau là nơi trồng các loại cây cao nếu không thì chúng sẽ bị ảnh hưởng nếu dòng nước được đẩy từ hệ thống bơm quá mạnh.
Trong trường hợp bố cục của hồ có khoảng không gian để trống bên tay trái hay phải, thì ta nên đặt ống dẫn nước vào ở vị trí đối nghịch với khoảng không gian đó, tạo nên luồng nước tự nhiên trong bố cục của hồ thuỷ sinh.
Nên đặt ống dẩn nước vào hồ ngay bên dưới mặt nước như vậy sẽ giảm sự phân tán và mất mát khí CO2, vì không khuấy động mặt nước.

Hệ thống lọc thủy sinh cho các bể lớn:

Vẫn có những hồ thuỷ sinh với kích thước lớn phải dùng hệ thống lọc tràn wet/dry filtration. Vì cột lọc tràn sẽ làm đảo lộn đến bố cục, sự sắp xếp trong hồ, loại lọc này chỉ nên dùng trong các hồ thuỷ sinh thật lớn .
Đây là hệ thống lọc đặc biệt của Sir Amano dùng cho những hồ thủy sinh lớn:lọc thủy sinh 5
Hệ thống lọc thủy sinh này có khả năng lọc các tạp chất rất hữu hiệu, vì khả năng chứa các vật liệu lọc của sump tank bên dưới, và do cấu trúc của loại hệ thống lọc này sẽ tạo nên khả năng phân phối dưỡng khí O2 cho các vật liệu lọc bên dưới rất lớn. Tuy nhiên loại lọc này cũng sẽ làm phân tán hàm lượng khí CO2 rất nhiều. Một nhược điểm khác của hệ thống lọc wet/dry filtration cho hồ thuỷ sinh là sự hiện hữu của cột lọc tràn. Chúng ta phải tốn khá nhiều công sức để che khuất đi hộp lọc tràn này .Đồng thời trong các hồ thuỷ sinh quá khổ như thế này, các loại cá thường được nuôi chung là loài cá dĩa và cá ông tiên. Hai loại cá này ăn rất nhiều, và nhanh làm giảm chất lượng của nước.
lọc thủy sinh 6
Một phương án khác mà ta có thể áp dụng đó là chúng ta có thể dùng nhiều lọc ngoài canister như đã đề cập. Phương án này sẽ giải quyết ổn thoả yêu cầu khắc khe của các hồ thuỷ sinh khổ lớn, vì nếu không, thì các hồ này sẽ có những vùng nước chết, không có dòng chảy hiệu quả. Nếu có nhiều lọc ngoài canister được sử dụng, thì bố cục của hồ thuỷ sinh nhìn sẽ tự nhiên hơn với dòng chảy vào hồ từ hai phía.
Bài được lược dịch từ internet và kiến thức từ bản thân.
Một số loại lọc thủy sinh các bạn có thể tham khảo tại: http://shop.saigonaqua.com/danh-muc/phu-kien-thuy-sinh/loc-thuy-sinh/
Author: Denis Phương

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

CÁC LOẠI CÂY THỦY SINH PHỔ BIẾN - Cửa hàng thủy sinh SaiGon Aqua

Đối với người mới chơi thủy sinh thì việc lựa chọn loại cây thủy sinh nào phù hợp là một việc tương đối khó. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu một số loại cây thường được trồng và các bố trí cây trong hồ thủy sinh.

1. Cây thủy sinh tiền cảnh: trồng khu vực phía trước hồ:

- Cỏ thìa: loại cây nhảy cây con khá nhanh, bộ rễ của nó ăn sâu xuống nền nên cần chú ý khi nhổ cây để tránh động nền.
 Co-Thia

- Ngưu mao chiên: thường gặp trong bố cục Iwagumi, một loại cây thủy sinh rất phổ biến, cần tỉa cây thường xuyên để loại bỏ cây già bị vàng đi và kích thích nhảy cây con nhanh, có trong hầu hết các hồ dự thi ở các giải đấu lớn.

nguumaochien
 - Trân châu nhật: một loại cây cũng khá phổ biến trong bố cục Iwagumi, môi trường phù hợp sẽ tạo nên một thảm cây xanh mướt.

tcn
 - Rau thơm: hay trồng thành bụi để nhấn hay che khuyết điểm chân đá, hốc cây. Rau-Thom-3

2. Cây thủy sinh trung cảnh và hậu cảnh: trồng khu vực giữa và phía sau hồ:

- Cây thủy sinh la hán xanh, đỏ: một loại cây phổ biến và dễ trồng.

lahan

lahando
- Cây thủy sinh Sunset: Cây thủy sinh này thuộc loại dễ nhưng cần thêm sáng để ngọn cây lên màu đỏ đúng với cái tên của nó.


Sun-Set-580x333
 - Cây hẹ nước: loại cây dễ trồng, hay được bố trí ở 1 hay 2 góc phía sau hồ, cây sẽ ngã theo chiều nước chảy tạo hiệu ứng đẹp mắt.

henuoc
- Cây cỏ nhật: một loại cây dạng bụi khá đẹp được nhiều người chơi thủy sinh yêu thích.

conhat
 - Cây thủy sinh vảy ốc xanh, đỏ, cam...: họ rotala rất phổ biến trong các hồ thủy sinh, việc cắt tỉa thường xuyên sẽ giúp cây phát triển rát nhanh và không bị rụng lá phần thân.

cây thủy sinh -vayocdo cây thủy sinh -vayocxanh
- Trân châu lá tròn: loại cây dễ trồng hay được bối trí ở trung cảnh. cây thủy sinh - TC_LATRON
- Trân châu cao: loại cây thủy sinh dễ trồng, cắt tỉa thường sẽ tạo thành bụi dày. với điều kiện ánh sáng mạnh cây sẽ có xu hướng bò sát nền nên có khi vẫn được trồng ở tiền cảnh. cây thủy sinh - tranchaucao
 - Cây thủy sinh thủy cúc: một loại cây thủy sinh dễ trồng và hút dinh dưỡng rất mạnh, loại cây này hay được trồng thời gian đầu ở các bể mới setup dư dinh dưỡng để giảm bớt việc dư thừa dinh dưỡng dễ sinh rêu tảo hại.
cây thủy sinh - thuycuc


Bài viết trích từ web http://saigonaqua.com theo link http://saigonaqua.com/2014/04/cac-loai-cay-pho-bien.html