Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Phụ kiện thủy sinh cần thiết

Các thiết bị, phụ kiện thủy sinh Thường Dùng Trong quá trình làm hồ Thủy Sinh Đây là bài viết tổng hợp các kiến thức về thiết bị và phụ kiện thủy sinh nhằm giúp cho mọi người dễ dàng thực hiện cũng như dễ hình dung hơn cho các "tác phẩm" của mình. 1./ Hệ thống lọc nước: ( Filter system) Được ví như lá phổi của hồ thủy sinh, lọc nước có những tác dụng ko hề nhỏ, đóng góp 1 phần lớn để tạo nên 1 hồ thủy sinh xanh đẹp. + Các loại lọc nước: Từ rẻ đến mắc, từ nguyên lý vận hành đến tác dụng đều có sự khác nhau rất lớn.
  • Lọc nước đặt bên ngoài (external filter): được cho rằng phù hợp nhất cho hồ thủy sinh.
  • Lọc tràn.
  • Lọc thác.
  • Lọc trong.
Các bạn có thể xem thêm bài: Lọc thủy sinh chế_lọc_thủy_sinh Tham khảo chi tiết tại: http://shop.saigonaqua.com/shop/loc-thuy-sinh/may-loc-ho-ca-ho-thuy-sinh   2./ Hệ thống ánh sáng : (lighting system) Là những thiết bị mang ánh sáng cho hồ TS và cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của cây và rêu trong bể thủy sinh. Có quá nhiều sự lựa chọn về hệ thống ánh sáng, thường là sử dụng bóng đèn tuýp gia dụng (miễn sao thông số ánh sáng nhiệt độ màu đạt từ 6000k - 10.000k). Ngay cả dùng đèn Metal Halide (tuy nhiên loại này sinh nhiệt rất nóng, rất hao điện và giá thành cao nhưng bù lại bể trông lung linh óng ánh rất "thật"). den_saigonaqua - Phụ kiện thủy sinh   3./Hệ thống CO2: (Co2 system) Là hệ thống cung cấp khí Co2, rất cần thiết cho sự phát triển của cây cối , rong rêu ở trong bể thủy sinh. Rất nhiều lựa chọn bởi rất nhiều hãng làm nhưng nguyên lý hoạt động gần như nhau . Khí Co2 được nén trong bình chứa, thường là bình chữa cháy, đưa ra ngoài qua van giảm áp tổng rồi tới van tinh chỉnh C qua tiếp van 1 chiều D vào bộ đếm giọt E rồi vào bộ trộn F (đặt chìm trong bể) hoặc bộ trộn ngoài. Khi có CO2 cây phát triển rất tốt, màu xanh mướt, nếu đủ sáng cây nhả bọt khí (gọi là cây thở) nhìn sướng mắt luôn. Nếu mua hàng chính hãng toàn bộ hệ thống trên thì có thể bạn sẽ ngạc nhiên với con số, ngoài ra bạn có thể mua bình CO2 tại các tiệm PCCC và gắn van giảm áp vào là xài được. Phụ kiện thủy sinh   4./ Đo nhiệt độ Thiết bị dùng để đo nhiệt độ của bể thủy sinh. Có rất nhiều hình dáng, nhưng nói chung là chia làm 3 loại: 1- Mỏng dính , dán thẳng vào thành bể trong hoặc ngoài cũng được. 2- Như cặp nhiệt độ bình thường đặt chìm trong bể. 3- Thiết bị đo nhiệt độ điện tử đặt chìm trong bể. Nhiệt độ mát mẻ sẽ giúp cây cối thêm phần xanh mát đặc biệt là rêu do đó ta nên theo dõi nhiệt độ và tránh sự dao động tương đối lớn vào mùa hè hay mùa đông cũng như khi thay nước. Phụ kiện thủy sinh_ nhiet ke     5./ Thiết bị làm mát nước (Aquarium Chillers) Thiết bị làm mát nước này hoạt động như 1 chiếc tủ lạnh nhỏ. Nước từ bể chảy qua thiết bị này được làm mát rồi bơm trở lại bể. Chúng ta có thể dễ dàng chỉnh nhiệt độ chính xác qua màn hình điện tử. Thiế bị này có thể còn khá mới so với nhiều bạn mới chơi nhưng là 1 thiết bị ko thể thiếu với những người chơi chuyên nghiệp, họ cần sự ổn định mà nhiệt đô mát mẻ để môi trường thật sự tốt cho cây trồng. Phụ kiện thủy sinh_ thiet bi lam lanh   6./ Thiết bị CO2 (Diffuser) và Trộn khí CO2 (Reactor) Thiết bị nhả khí CO2 (Diffuser) : khi khí CO2 qua ống dẫn vào bể được dẫn qua thiết bị này thì CO2 sẽ biến thành những bọt khí cực nhỏ, nếu đặt vào dòng nước thổi của máy lọc thì nó sẽ chạy tung tăng khắp bể, bám vào cây cối rồi tan dần vào nước. Những cũng có một số bọt khí nổi lên trên mặt nước nên cũng hơi lãng phí CO2. Thiết bị Trộn khí CO2 (Reactor) là thiết bị đặt chìm trong nước, khi khí CO2 được dẫn qua thiết bị này sẽ được trộn kỹ , không phí bất cứ 1 giọt nào. [gallery link="file" ids="2326,2321,2320,2319,2318,2316"]   7./Dụng cụ Kiểm tra thông số của nước Ph, TDS, Gh, No3….(pH indicator, pH tester) Thông số nước là khá quan trọng cho 1 số cây khó trồng, đặc biệt nếu nuội tép hay cá khó nuội thì các chỉ số của nước là đặc biệt qan trọng. Do đó ta nên thường xuyên theo dõi để tinh chỉnh cho phù hợp. testing_kit-150x143 Có những thiết bị, phụ kiện thủy sinh không thể thiếu và có cái có thể bỏ qua nếu điều kiện ko cho phép, Lọc và đèn thủy sinh là không thể thiếu đúng ko các bạn!

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

Tép cảnh giá rẻ - Khuyến mại

Khuyến mại tép cảnh giá rẻ. Nuôi tép cảnh là thú vui khá phổ biến tại Việt Nam. Cửa hàng thủy sinh SaiGon trong dịp khuyến mại nhằm hỗ trợ người chơi và đẩy mạnh phong trào nuôi tép cảnh trong cộng đồng thủy sinh. Ngoài ra còn có nhiều loại rêu, cây khác, rất phong phú đa đạng để trang trí hồ tép.

I./ Tép cảnh giá rẻ được khuyến mại:

Tép đỏ fired 15k/contep_fr-tép cảnh giá rẻ Tép vàng, tép cam 18k/con tép vàng_3-tép cảnh giá rẻ tép cam-tép cảnh giá rẻ Tép rili đỏ 18k/con Tép Rili đỏ_2   Tép xanh dương - blue aura 22k/1: Tép xanh dương, tép Blue Aura Liễu đỏ răng cưa 30-45k: Liễu đỏ răng cưa

II/ Rêu các loại:

Rêu cột đá, lũa các loại:: minitaiwan, mini weeping, usfiss, pelia: reu_pelia_2 minitaiwan_2 minitaiwan_1 11391505_1610564089227281_6029769216929355397_n   Thông tin và kiến thức về tép cảnh mọi người có thể tham khảo thêm tại website: Thủy sinh SaiGon Aqua

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Cửa hàng bán tép cảnh

Hiện tại cửa hàng chuyên bán tép cảnh gồm các chủng loại sau:

+ Tép xanh dương, tép Blue Aura:

  • Xuất xứ: Taiwan, Thái Lan
  • Độ PH: 6.5 - 7.0
  • Độ PH lý tưởng: 6.8
  • Nhiệt độ (độ C): 22 - 28
  • Nhiệt độ lý tưởng (độ C): 20
  • Độ cứng nước (dkh): 3 - 15
  • Kích cỡ tối đa (cm): 3
  • Độ cứng lý tưởng (dkh): 8
  • Vòng đời (năm): 2 - 3
  • Thai kỳ (ngày): 30
  • Thức ăn: Tạp
Tép xanh có màu sắc ấn tượng trong môi trường hồ thủy sinh, giúp tăng màu sắc, thêm sinh động cho hồ thủy sinh. https://youtu.be/cWT_A7bohIw

+ Tép cam:

  • Xuất xứ: Thái Lan, Taiwan
  • Độ PH: 6.2 - 7.5
  • Độ PH lý tưởng: 7.2
  • Nhiệt độ (độ C): 22 - 28
  • Nhiệt độ lý tưởng (độ C): 20
  • Độ cứng nước (dkh): 3 - 15
  • Kích cỡ tối đa (cm): 3
  • Độ cứng lý tưởng (dkh): 8
  • Vòng đời (năm): 2 - 3
  • Thai kỳ (ngày): 30
  • Thức ăn: Tạp
https://youtu.be/c6FsE6S6vT4

+ Tép vàng:

  • Xuất xứ: Thái Lan, Taiwan
  • Độ PH: 6.2 - 7.5
  • Độ PH lý tưởng: 7.2
  • Nhiệt độ (độ C): 22 - 28
  • Nhiệt độ lý tưởng (độ C): 20
  • Độ cứng nước (dkh): 3 - 15
  • Kích cỡ tối đa (cm): 3
  • Độ cứng lý tưởng (dkh): 8
  • Vòng đời (năm): 2 - 3
  • Thai kỳ (ngày): 30
  • Thức ăn: Tạp
https://youtu.be/LCApL9cAGNE

+ Tép FR -  tép Fired red - tép đỏ:

  • Xuất xứ: Thái Lan, Taiwan
  • Độ PH: 6.2 - 7.5
  • Độ PH lý tưởng: 7.2
  • Nhiệt độ (độ C): 22 - 28
  • Nhiệt độ lý tưởng (độ C): 20
  • Độ cứng nước (dkh): 3 - 15
  • Kích cỡ tối đa (cm): 3
  • Độ cứng lý tưởng (dkh): 8
  • Vòng đời (năm): 2 - 3
  • Thai kỳ (ngày): 30
  • Thức ăn: Tạp
Tép Fr có màu sắc nổi bật khi nuôi trong hồ thủy sinh, hồ tép cảnh, đặc tính ko khác biệt nhiều so với tép đỏ, dễ sống và thích nghi môi trường mới, màu sắc đỏ đẹp, vỏ dầy, râu và chân đều đỏ. https://youtu.be/YvNJHSi3BAg

+ Tép Rili đỏ:

  • Tép Rili đỏ có xuất xứ từ: Taiwan, Thái Lan
  • Độ PH: 6.2 - 7.8
  • Nhiệt độ (độ C): 20 - 27
  • Nhiệt độ lý tưởng (độ C): 20
  • Độ cứng nước (dkh): 3 - 15
  • Kích cỡ tối đa (cm): 3
  • Độ cứng lý tưởng (dkh): 8
  • Vòng đời (năm): 2 - 3
  • Thai kỳ (ngày): 30
  • Thức ăn: Tạp
https://youtu.be/SC03citVvC0 Ngoài bán tép cảnh ra còn có sự tư vấn và các loại thuốc, chế phẩm cho tép giúp người chơi dễ theo đuổi thú vui này. P

Các loại phân nền nuôi tép cảnh

Bài viết chia sẻ một số loại phân nền nuôi tép cảnh phổ biến, vài loại cũng đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu, khá phổ biến với dân chơi tép cảnh Sài Gòn.phân nền nuôi tép cảnh_Benibachi-Black-Soil

Phân nền nuôi tép cảnh Benibachi Black Soil

PH : 5.5 – 6.5 KH: 0 – 1 GH: 4 – 6 Thời gian sử dụng: 18-24 tháng Kích cỡ hạt: 1mm Màu hạt nền: đen


phân nền nuôi tép cảnh_Borneowild

Phân nền nuôi tép cảnh Borneo Wild Shrimp Soil

PH: 5.5 – 6.5 KH: 0 – 1 GH: 4 – 6 Thời gian sử dụng: 12 – 18 tháng Kích cỡ hạt: 1.5 – 2mm Màu hạt nền: đen


phân nền nuôi tép cảnh_Breeders-Soil

Phân nền nuôi tép cảnh Lowkeys/Crimson Breeders Soil

PH: 5.0 – 6.5 KH: 0 – 1 GH: 5 – 6 Thời gian sử dụng: 18 – 24 tháng Kích cỡ hạt: 1 – 2mm Màu hạt nền: Xám đen – đen


phân nền nuôi tép cảnh_Ebi-Gold-Soil

Phân nền nuôi tép cảnh Ebi Gold Shrimp Soil

PH: 6.3 – 6.8 KH: 1 – 2 GH: 4 – 5 Thời gian sử dụng: 12-18 tháng Kích cỡ hạt: 1.5 – 2.5mm Màu hạt nền: xám - xám đen


phân nền nuôi tép cảnh _Ebi-Ten-Soil

Phân nền nuôi tép cảnh Ebi-Ten Shrimp Soil

PH: 5.6 – 6.2 KH: 0 – 1 GH: 4 Thời gian sử dụng: 12 tháng Kích cỡ hạt: 1 – 2mm Màu hạt nền: nâu – đen


phân nền nuôi tép cảnh_Red-Bee-Sand

Phân nền nuôi tép cảnh Shirakura Red Bee Sand

PH: 6.4 – 6.8 KH: 0 – 2 GH: 4 – 6 Thời gian sử dụng: 12 tháng Kích cỡ hạt: 2 – 4mm Màu hạt nền: nâu – đen


phân nền nuôi tép cảnh_Netlea-Shrimp-Soil

Phân nền nuôi tép cảnh Netlea Shrimp Soil

PH: 5.5 – 6.0 KH: 1 – 10 GH: 4 – 8 Thời gian sử dụng: 12 tháng Kích cỡ hạt: 1.5 – 3mm Màu hạt nền: xám – đen

Các loại tép cảnh được cung cấp tại: http://shop.saigonaqua.com/tep-kieng/

Author: Denis Phương

Phân hạng tép đỏ

Tép đỏ là loài tép kiểng khá phổ biến tại Việt Nam. Thời gian qua thấy nhiều bạn lạm dụng sử dụng từ fire red (FR) quá nên hôm nay rãnh rỗi làm bài review về phân hạng tép đỏ - red cherry cho mọi người xem và so sánh.

Tép đỏ hạng thấp - Low cherry grade:

tép đỏ_Cherrygrade
  • Hầu như trong suốt. Có 1 số đốm màu đỏ nhạt.
  • Chân không màu.
  • Con đực gần như ko có màu sắc.

Tép đỏ hạng thường - Sakura Grade

tép đỏ_SakuraGrade
  • Thân hầu hết có màu đỏ trừ chân và bụng.
  • Chân có thể có đốm đỏ.
  • Con đực thường ko màu hay màu nhạt như tép đỏ hạng thấp.

Tép đỏ hạng cao hay tép lửa hạng thấp - High Grade Sakura / Low Grade Fire Red:

tép đỏ_LowFireRedGrade
  • Toàn thân hầu hết đều có sắc đỏ nhưng vẫn có 1 số vết rạn và chấm trắng trên vỏ nhất là ở bụng và chân và sắc đỏ chỉ ở mức thấp, ánh sáng có thể xuyên thấu qua vỏ làm ánh màu cam.
  • Chân cũng có màu đỏ.
  • Con đực có thể có màu như tép đỏ hạng thường.

Tép lửa - Fire Red:

tép đỏ_FireRedGrade1
  • Toàn thân màu đỏ, không có vết rạn hay chấm trắng nào trên vỏ.
  • Chân cũng đỏ nốt.
  • Tuy nhiên yên trứng và trứng bụng vẫn có thể nhìn thấy dưới sự xuyên thấu của ánh sáng.
  • Con đực có màu như tép đỏ hạng cao.

Tép lửa đỏ sơn (Tạm dịch) - Painted Fire Red Grade

tép đỏ_Painted Fire Red_thuysinh_saigon_aqua tép đỏ_Painted Fire Red Grade_thuysinh_saigon_aqua
  • Toàn thân đều đỏ.
  • Không có vết nứt hay chỗ ran nào trên thân.
  • Vỏ rất rắn chắc, dày và bị mờ đục.
  • Con đực thấp hơn 1 hạng là tép lửa.
Tóm tắt lại như hình sau cho dễ so sánh: phân hạng tép đỏ_thuysinh_saigon_aqua Hi vọng sau bài viết này mọi người có thêm thông tin về cách phân hạng tép đỏ. Các lại tép cảnh các bạn có thể tham khảo thêm tại: http://shop.saigonaqua.com/tep-kieng/

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Các loại cây thủy sinh dễ trồng

Đối với các bạn mới chơi thủy sinh việc chọn lựa các loại cây thủy sinh là rất quan trọng, do sự phát triển, màu sắc của từng loại cây có thể sẽ phá vỡ bố cục dự kiến, khi mới bắt đầu làm hồ thủy sinh chúng ta nên chọn những loại cây thủy sinh dễ trồng, dễ phát triển và phổ biến.

A. Các loại cây thủy sinh trồng tiền cảnh:

Trồng phía trước hồ: 1./ Cây cỏ thìa: cây thủy sinh dễ trồng_cay-co-thia-cac-loai-cay-thuy-sinh-02
2./ Cây cỏ đỏ: cỏ đỏ
 3./ Hoàng quang thảo mini: cây thủy sinh dễ trồng_Hoàng quang thảo mini

B. Các loại cây thủy sinh dễ trồng ở trung và hậu cảnh:

Trồng phía sau và giữa hồ: 1./ Cỏ nhật: cây thủy sinh dễ trồng_cây-cỏ-nhật-Blyxa-Japonica cây thủy sinh dễ trồng cay-co-nhat 2./ Các loại La hán xanh, đỏ: lahando cây thủy sinh tiểu bảo tháp

 3./ Các loại Luân Thảo:
  cây thủy sinh dễ trồng_Rotala_luân thảo Rotala_luân thảo
 4./ Hẹ Xoắn - Hẹ thẳng:
  Hẹ Xoắn - Vallisneria americana sp natansHẹ nước - vallisneria-gigantea-02
 6./ Lan nước - lan muỗng: cây thủy sinh dễ trồng cay-lan nước_ lan muỗng cây thủy sinh dễ trồng cay-lan nước_ lan muỗng
 7./ Thủy cúc:
  thủy cúc_Hygrodifformis2 thủy cúc_hygrophila_difformis
P

Tép RC (Tép red cherry) - Kiến thức cơ bản - Cửa hàng SaiGon Aqua

Tép RC (Tép red cherry), bài viết này sẽ chia sẻ kiến thức cơ bản về loài tép red cherry mà dân chơi thủy sinh Việt Nam hay gọi là tép đỏ RC .Đây là một loại tép dễ nhất sống trong môi trường nước ngọt. Tép rc xuất xứ từ Đài Loan, là giống tép nhỏ, con trưởng thành có thể lên tới 4cm chiều dài, tuổi thọ vào tầm 1-2 năm. Việc nuôi dưỡng tép RC khá dễ dàng ko cần phải có hồ rộng hay thức ăn đặc biệt, điều kiện sinh sản cũng dễ dàng. Tép RC cũng hay được nuôi chung trong hồ thủy sinh cùng với cá, ngoài mục đích làm đẹp còn để dọn vệ sinh nền và ăn rêu tảo hại rất tốt, tốt hơn cả những loại cá chuyên ăn rêu hại khác, đúng là 1 công đôi lợi.

Môi trường thuận lợi:

  • Nhiệt độ 14-29 ° C (57-84 ° F) tốt nhất ở mức 22 ° C (72 ° F)
  • PH: 6,5-8, nếu pH kiềm nhẹ là tốt nhất.
  • Hàm lượng nitrat và nitrit thấp, không có đồng hay kim loại trong nước. Bất cứ loại tép nào cũng đều rất nhạy cảm với đồng nên cần phải thật cẩn thận với kim loại này, ko nên để tiếp xúc dưới bất cứ hình thức nào.
tép rc ăn

Môi trường sống tép đỏ:

Hồ thủy sinh là môi trường sống rất  tốt cho tép RC, dễ sinh sản, khi đã thích ứng sẽ phát triển nhanh. Nên cho rêu và dương xỉ vào hồ nuôi tép RC vì những loại cây này thích hợp và chúng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để tép phát triển, ngoài ra cây cối cũng là nơi để tép con lẩn trốn và tép mới lột xác, khi đó vỏ tép rất mềm và yếu, dễ bị cá và tép khác làm hại . Tép RC biến đổi màu sắc theo màu nền và môi trường xung quanh.Nếu chúng được nuôi trong một hồ có nền màu sáng, tép sẽ trở nên nhạt màu, hoặc thậm chí trong suốt. Trên một nền màu tối hơn, tép RC sẽ thể hiện màu đỏ một cách rõ rệt nhất. Màu sắc của tép RC cũng phụ thuộc vào các loại thực phẩm hàng ngày của tép (thức ăn tươi sống cung cấp những chất đạm và chất béo có nhiều dinh dưỡng có lợi hơn so với các loại thực phẩm chế biến sẵn), ngoài ra thì pH của nước và nhiệt độ cũng ảnh hưởng khá nhiều đến màu sắc và sức khỏe của tép. 5

Đặc tính sống tép đỏ:

Tép hoạt động cả ngày và ít khi nào đứng yên. Tép đỏ lột vỏ định kỳ và ta nên để lại bộ vỏ để tép ăn bổ sung lượng canxi, khoáng chất đã mất. Khi mang trứng tép có xu hướng ẩn nấp nhiều hơn và khi thấy nguy hại sẽ xả bỏ trứng, lúc này tép sẽ cần môi trường cây cối nhiều để ẩn nấp.tép rc 2

Chế độ dinh dưỡng:

Tép là loài ăn tạp, chúng rất thích ăn tảo. Ngoài ra thì thức ăn tươi sống và rau quả cũng cần được bổ sung thêm cho tép: đậu que luộc mềm, cà rốt, dưa leo. Lá bàng cũng hay được dùng cho tép ăn để bổ sung chất đề kháng giúp chúng khỏe hơn, nên luộc lá bàng để bớt vàng nước và loại bỏ vi khuẩn gây hại. Thức ăn chế biến đặc biệt cho tép của một số nhà cung cấp cũng khá phù hợp cho tép RC. Thức ăn dư thừa sẽ sinh ra độc tố ảnh hưởng đến môi trường sống của tép vì thế ko nên cho ăn dư thừa và cần phải lấy ra khi tép ăn ko hết. Thức ăn và nước nuôi tép nên loại bỏ đồng và kim loại nặng vì nhưng chất này sẽ gây độc cho tép. rc-eater2

Phân biệt giới tính tép đỏ:

Con đực thường nhỏ hơn, dài hơn, đuôi hẹp và màu sắc ko đẹp bằng con mái. Con mái màu sắc đẹp hơn và to hơn. Phần lưng của con mái vào kỳ sinh sản sẽ có vùng tam giác trắng vàng trên lưng gọi là trứng lưng, nhìn khá giống yên ngựa. Khi xuất hiện yên ngựa trên lưng  chứng tỏ tép đã trưởng thành và sẵn sàng để giao phối, sinh sản.

Tép RC đực:

tép rc đực

Tép RC mái:

tép Rc mái

Sinh sản:

Trứng sẽ phát triển trên lưng con mái thành một vùng tam giác giống như yên ngựa, chứng tỏ tép đã trưởng thành và sẵn sàng để giao phối. Lúc này tép mái sẽ tiết ra một chất đặc biệt lan truyền trong môi trường nước để thu hút con đực. Những con đực khi cảm nhận được chất này sẽ bị kích động, bơi lội rất nhiều và tìm kiếm con mái để giao phối. Trứng khi được thụ tinh sẽ chuyển xuống dưới bụng. Mỗi lần giao phối sẽ thụ tinh tầm 20-30 trứng, sau 2-3 tuần sẽ nở. Vào giai đoạn cuối khi sắp nở chúng ta sẽ nhìn thấy 2 chấm đen trong trứng đó chính là mắt của tép con. Tép con khi mới nở tầm 1 mm nhưng có đầy đủ bộ phận như 1 con tép RC trưởng thành, màu sắc thường nhạt và trong suốt. Thời gian đầu khi mới nở tép con thường ẩn nấp và ăn những màng nhầy trên lá cây. Sau khi cứng cáp hơn tép sẽ bơi lội nhiều và ăn rêu tảo trong hồ. Tép mái sau khi xả trứng vài ngày nếu gặp môi trường thuận lợi sẽ mang trứng tiếp.trứng tép rcred_cherry_shrimp_eggs2_th

Tép đồng huyết:

Tép trong môi trường bể thủy sinh rất dễ bị đồng huyết do giao phối cận huyết, khi đó tép sẽ thường bị nhạt màu và dễ chết. Nên giao lưu với những người chơi khác hay mua thêm giống mới để bổ sung hàng năm. Sau đây là hình của tép RC bị đồng huyết, chỉ còn ít chấm đỏ trên thân.
red_cherry_shrimp_baby_thNgoài ra  cũng là mối nguy hại lớn cho tép, hồ nuôi tép ko nên nuôi chung với cá vì cá có thể ăn tép hoặc rỉa tép chết.ca_an_tep
Đó là những kiến thức cơ bản về tép red cherry hay còn gọi là tép RC, ngoài ra tôi sẽ có thêm một bài về cách phân hạng tép RC vào thời gian tới.

Bài viết được chia sẻ từ web http://saigonaqua.com theo link http://saigonaqua.com/2014/04/kien-thuc-tep-rc.html
Một số loài tép cảnh các bạn có thể thqam khảo tại: http://shop.saigonaqua.com/danh-muc/tep-kieng/